Chỉ khám phá thành phố? Hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn điều gì đó hấp dẫn và đang diễn ra!

Khám phá - Trải nghiệm

Đến với các địa điểm du lịch ở Phú Thọ để được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo với nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, lễ hội dân gian...

Sắc màu Lễ hội - Sự kiện

Khám phá trọn vẹn Phú Thọ, chúng tôi đã đặc biệt tạo ra những chuyến tham quan phù hợp với bạn, chương trình trong ngày hoặc 2 ngày

Tin tức

Khám phá trọn vẹn Phú Thọ, chúng tôi đã đặc biệt tạo ra những chuyến tham quan phù hợp với bạn, chương trình trong ngày hoặc 2 ngày

Hãy bình chọn cho Du lịch Việt Nam tại World Travel Awards 2024!

Hãy bình chọn cho Du lịch Việt Nam tại World Travel Awards 2024!

(TITC) - Giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương đang mở cổng bình chọn tại địa chỉ www.worldtravelawards.com. Các đề cử của du lịch Việt Nam Tại World Travel Awards 2024, ở tầm quốc gia, Việt Nam vinh dự được đề cử tại nhiều hạng mục quan trọng gồm có: Asia's Leading Beach Destination 2024 (Điểm đến du lịch biển hàng đầu châu Á); Asia's Leading Culture Destination 2024 (Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á); Asia's Leading Destination 2024 (Điểm đến hàng đầu châu Á); Asia's Leading Heritage Destination 2024 (Điểm đến di sản hàng đầu châu Á); Asia's Leading Natural Destination 2024 (Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á); Asia's Leading Youth Travel Destination 2024 (Điểm đến hàng đầu châu Á dành cho giới trẻ). Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được đề cử cho hạng mục Asia's Leading Tourism Board 2024 (Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á). Ở cấp độ địa phương, Sở Du lịch Tp. Hà Nội và Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh được đề cử là Asia's Leading City Tourist Board 2024 (Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á). Sở Du lịch Quảng Nam được đề cử danh hiệu Asia's Leading Regional City Tourist Board 2024 (Cơ quan quản lý du lịch địa phương hàng đầu châu Á). Tp. Hồ Chí Minh được đề cử cho hạng mục Asia's Leading Business Travel Destination 2024 (Điểm đến du lịch kết hợp công việc hàng đầu châu Á). Hà Nội được đề cử ở 2 hạng mục Asia's Leading City Break Destination 2024 (Điểm đến kỳ nghỉ ngắn ngày tại thành phố hàng đầu châu Á) và Asia's Leading City Destination 2024 (Điểm đến thành phố hàng đầu châu Á). Cùng với đó, Hội An và Huế được đề cử ở hạng mục Asia's Leading Culture City Destination 2024 (Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á). Hai địa phương Hà Giang và Hà Nam được đề cử ở hạng mục Asia's Leading Emerging Tourism Destination 2024 (Điểm đến du lịch mới nổi  hàng đầu châu Á). Hai đô thị Tp. Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh có tên trong đề cử hạng mục Asia's Festival and Event Destination 2024 (Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á). Hòn đảo du lịch nổi tiếng Phú Quốc được đề cử cho giải thưởng Asia's Leading Luxury Island Destination 2023 (Điểm đến biển đảo sang trọng hàng đầu châu Á). Hà Nam có tên ở hạng mục Asia's Leading Regional Cultural Destination 2024 (Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á). Mộc Châu được đề cử là Asia's Leading Regional Natural Destination 2024 (Điểm đến thiên nhiên cấp địa phương hàng đầu châu Á). Ngoài ra còn có nhiều đề cử khác cho du lịch Việt Nam trong lĩnh vực hàng không, khách sạn, lữ hành, thắng cảnh hàng đầu châu Á. Cách thức bình chọn Để bình chọn cho các hạng mục đề cử cho Du lịch Việt Nam, độc giả truy cập vào website  https://www.worldtravelawards.com  và làm theo các bước sau: Chọn mục "Sign up" để đăng ký tạo tài khoản bình chọn, điền các thông tin theo mẫu Xác nhận tài khoản qua email đã đăng ký Chọn mục Login để truy cập bằng tài khoản đã được cấp Chọn các đề cử của du lịch Việt Nam và bình chọn. Lưu ý: Mỗi tài khoản chỉ được bình chọn 01 lần cho mỗi hạng mục giải thưởng. Thời hạn bình chọn: đến hết ngày  23/7/2024. Giải thưởng World Travel Awards (gọi tắt là WTA) ra đời vào năm 1993, là giải thưởng uy tín được công nhận trên toàn thế giới và được ví như “Giải Oscar của ngành Du lịch”. Giải thưởng được tổ chức thường niên, nhằm vinh danh những điểm đến nổi bật, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng, bao gồm nhiều hạng mục như: Hàng không, Khách sạn, Khu nghỉ dưỡng, Công ty lữ hành, Điểm đến du lịch... Sự quan tâm, bình chọn của đông đảo người dân, du khách, cộng đồng sẽ là cơ hội để du lịch Việt Nam tiếp tục được vinh danh tại giải thưởng quốc tế uy tín này, là cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, luôn chào đón bạn bè bốn phương đến khám phá dải đất hình chữ S xinh đẹp. Đồng thời cũng là dịp giới thiệu về điểm đến Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hội tụ tinh hoa văn hóa, phát triển hiện đại, dịch vụ chất lượng, môi trường an toàn lý tưởng cho mọi du khách. (Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch)
Xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tích cực khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Mường phát triển du lịch

Xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tích cực khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Mường phát triển du lịch

Xã Long Cốc, huyện Tân Sơn là một xã miền núi nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Thọ, trung tâm xã cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 125km theo đường bộ; với trên 90% dân số là người dân tộc Mường, bà con nơi đây còn bảo tồn, lưu giữ đượckhá nhiều bản sắc văn hóa truyền thống từ các lễ hội, nếp sinh hoạt, nhà ở, ẩm thực đến các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc. Với ưu thế địa hình thiên nhiên ban tặng, Long Cốc còn nổi tiếng với hàng trăm đồi chè bát úp xanh mướt, trải rộng, nối liền dựa trên địa hình tự nhiên, được các nhiếp ảnh gia ví như chốn “Bồng lai tiên cảnh” mỗi sáng sớm mai, là cảnh đẹp thiên nhiên ưu ái không nơi đâu có được. Những năm gần đây, Long Cốc đang trở thành điểm đến du lịch mới của tỉnh Phú Thọ hấp dẫn các nhiếp ảnh gia và khách du lịch trong nước, quốc tế. Đồi chè Long Cốc, điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Với mục tiêu phát triển điểm du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại Long Cốc, trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã triển khai dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" tại xã Long Cốc với nhiều nội dung hỗ trợ nhằm bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch tại xã Long Cốc  như: Xây dựng mô hình tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số phục vụ nhân dân và du khách tại Điểm du lịch sinh thái cộng đồng xã Long Cốc; Hỗ trợ tuyên truyền quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số; quảng bá, xúc tiến du lịch tại xã Long Cốc... Qua đó đã tổ chức, hướng dẫn bà con tập luyện và xây dựng các chương trình biểu diễn văn nghệ gắn với các loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường (đâm đuống, chiêng, hát ví, múa hát…); xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn điểm đến gắn với tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, du lịch tại Long Cốc; Tổ chức các đoàn farm trip, prestrip quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc tại điểm; xây dựng bộ nhân diện thương hiệu và trang fanpage du lịch cho điểm đến; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịchcộng đồng, kỹ năng biểu diễn phục vụ khách du lịch, dạy đánh chiêng, múa, hát; xây dựng ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số… cùng nhiều hoạt động khác. Tham gia mô hình bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ dân gian xã Long Cốc và các câu lạc bộ văn nghệ ở các khu, xóm được đẩy mạnh, quy tụ được những người tâm huyết với văn hoá dân tộc, tích cực truyền dạy, học tập các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số như: diễn tấu cồng chiêng, diễn xướng dân gian,chạm đuống, các làn điệu hát ví, hát rang dân tộc Mường... biểu diễn tại các Lễ hội, Tết, các chương trình, sự kiện diễn ra ở địa phương và biểu diễn phục vụ khách du lịch khi đến thăm quan trải nghiệm đồi chè Long Cốc, tìm hiểu văn hóa dân tộc Mường, ngoài ra các câu lạc bộ còn tích cực tham gia giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để dần hoàn hiện hơn sự chuyên nghiệp trong quá trình biểu diễn văn nghệ. Qua đó góp phần giữ gìn, quảng bá và phát huy nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của Phú Thọ đến với khách du lịch. Câu lạc bộ văn nghệ dân gian biểu diễn văn nghệ, đốt lửa trại, giao lưu với khách du lịch Song song với các hoạt động văn hóa, được sự định hướng, vào cuộc của chính quyền các cấp và sự hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều hộ dân tại xã Long Cốc đã mạnh dạn đầu tư chỉnh trang nhà ở theo kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường, cung cấp dịch vụ homestay nghỉ dưỡng, trải nghiệm phong tục tập quán, văn hóa, ẩm thực địa phương, luôn thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, duy trì, phát huy những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường, thống nhất bảng giá dịch vụ chung, không tự ý tăng giá dịch vụ... góp phần phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào Mường. Ngoài kinh doanh dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ các gia đình cung cấp thêm các dịch vụ như: liên hoan văn nghệ đốt lửa trại, cho thuê trang phục check in, trải nghiệm quy trình sản xuất chè xanh, bán các sản vật địa phương, xe ôm, mẫu ảnh... để đa dạng các dịch vụ trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc Mường, nâng doanh thu của gia đình tăng lên, giải quyết việc làm cho nhiều lao động của địa phương góp phần làm cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Khách du lịch nước ngoài lưu trú tại Homestay Hưng Yên, xóm Bông 1, Long Cốc Việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch đã và đang mang lại “lợi ích kép” cho người dân, không chỉ góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa vốn có mà còn tạo ra sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Chính quyền và người dân xã Long Cốc đã tích cực khai thác giá trị văn hóa truyền thống bản địa vốn có của mình để phục vụ du lịch tạo nên sự mới lạ, khơi gợi sự tò mò khám phá cho du khách khi đến với vùng đất này, từ đó tích cực xây dựng và phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch mang nét đặc trưng riêng của địa phương, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái,trải nghiệm, đã khắc phục tính mùa vụ, các sản phẩm du lịch được khai thác kéo dài quanh năm. Việc khai thác tiềm năng, lợi thế các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch tại Long Cốc gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đang góp phần tạo nên những "gam màu sáng" cho bức tranh kinh tế của địa phương. Năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, Long Cốc đón gần 10.000 lượt khách du lịch,trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt gần 3.000lượt, doanh thu du lịch dịch vụ tăng lên. Mong muốn trong thời gian tới các cấp chính quyền và người dân xã Long Cốc tiếp tục chú trọng định hướng đầu tư, quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, khai thác, phát huygiá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch, đồng thời giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên điểm đến du lịch đồi chè Long Cốc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa, đời sống tinh thần, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển du lịch bền vững, phấn đấu đưa Long Cốc trở thành điểm sáng mới, điểm đến không thể bỏ qua trên hành trình du lịch Việt Nam./.      Nguyễn Thị Hoàn - Phòng PTTNDL - Sở VHTTDL Phú Thọ
Du lịch Phú Thọ -Tích cực đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Du lịch Phú Thọ -Tích cực đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Phú Thọ được nhân dân và du khách trong và ngoài nước biết đếnlà vùng Đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam với các sản phẩm du lịch Văn hóa - tâm linh gắn với các Lễ hội truyền thống về cội nguồn và hệ thống các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc còn lưu giữ đậm đặc trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, du lịch Phú Thọ cùng với cả nước bước sang thời kỳ chuyển mình phục hồi và bắt đầu tăng tốc phát triển sau những năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19; bên cạnh những điều kiện thuận lợi có được sau khi cả nước mở cửa đón khách du lịch trở lại, ngành du lịch Phú Thọ cũng còn nhiều khó khăn cần khắc phục để vươn mình phát triển như: sản phẩm du lịch còn thiếu sự đa dạng, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch xuống cấp, lực lượng lao động trong ngành bị tổn thất cần được đào tạo và đào tạo lại, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao quốc gia, quốc tế còn hạn chế… Trước những khó khăn thách thức đặt ra trong thời kỳ mới, du lịch Phú Thọ cùng với du lịch cả nước được Đảng, Nhà nước và các cấp Chính quyềnhết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, tỉnh Phú Thọ cũng đã ban hành Kế hoạch số 2681/KH-UBND ngày 18 tháng7 năm 2023 để triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX với 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp chính để triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.     Đ/c Nguyễn Đắc Thủy - TUV - Giám đốc Sở VH, TT và DL tỉnh Phú Thọ tặng hoa chúc mừng và trao Quyết định công nhận Điểm du lịch văn hóa Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Ảnh: PTTNDL) Ngành Văn hóa thể thao và Du lịch cùng với các Sở, Ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã vào cuộc ngay, chung tay và tích cực triển khai nhiệm vụ bằng các hoạt động thiết thực. Toàn ngành, toàn tỉnh đã tập trung định hướng, hỗ trợ và tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch, hỗ trợ phát triển đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, gắn với phát triển xanh, bền vững và phương châm “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”; xây dựng Phú Thọ trở thành điểm đến du lịch cội nguồn “an toàn, xanh, sạch đẹp, thân thiện, hấp dẫn”... Năm 2023, sản phẩm du lịch văn hóa tiếp tục được khai thác trên cơ sở phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trong đó tập trung khai thác phát huy giá trị 02 di sản văn hóa phi vật đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, phát triển thương hiệu du lịch về cội nguồn gắn với lịch sử truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Đất Tổ Hùng Vương; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa cộng đồng, du lịch đường sông được quan tâm hỗ trợ phát triển, đổi mới và nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp. Các sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch học đường, du lịch nông nghiệp mới được đưa vào khai thác đã làm đa dạng các loại hình dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách du lịch; Ngành du lịch đã phối hợp với Hiệp hội du lịch và các địa phương tổ chức các đoàn farm trip, press trip, chương trình kích cầu du lịch Phú Thọ nhằm thu hút các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành mở các tour, tuyến du lịch tới các khu, điểm du lịch trong tỉnh; gắn kết với các tour, tuyến du lịch của các tỉnh bạn. Hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh, liên kết với thành phố Hà Nội, các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ trong xây dựng các sản phẩm du lịch mới đến Phú Thọ và các tỉnh tây Bắc được triển khai tích cực, hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch Phú Thọ được tăng cường qua các trang thông tin điện tử, qua các chuyên mục, các kênh của Đài truyền hình Việt Nam VTV, VTC... các ấn phẩm truyền thông, tuyên truyền du lịch, các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và mạng xã hội như zalo, facebook, youtube; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức truyền tải thông tin tuyên truyền từ thông tin, bài viết, ảnh đẹp đến video clip, khoảnh khắc 3D... Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch được chú trọng và mở rộng, ngành du lịch tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực du lịch; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch của tỉnh; Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại chỗ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ quản lý, nhân viên và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Song song với tăng cường các hoạt động du lịch, tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới, bảo đảm môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhà nước theo hướng đơn giản hóa, khoa học, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, lành mạnh, minh bạch. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chú trọng cải cách hành chính, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu cơ hội đầu tư; Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư triển khai các dự án lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh…Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, năm 2023, du lịch Phú Thọ đã có bước phát triển khá, đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Doanh thu du lịch dịch vụ năm 2023 ước đạt 3.365 tỷ đồng, đạt 108,5% kế hoạch, tăng 27% so với năm 2022; Khách lưu trú: 776.000 lượt khách, đạt 103,5% kế hoạch, tăng 13,3% so với năm 2022; Năm 2023, tỉnh Phú Thọ đã công nhận mới 5 điểm du lịch cấp tỉnh là Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, thành phố Việt Trì; Điểm du lịch văn hóa Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa; Điểm du lịch cộng đồng Bản Dù, Điểm du lịch sinh thái Thác Ngọc, Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Bản Cỏi, Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.             Du lịch văn hóa cộng đồng Long Cốc hấp dẫn khách du lịch quốc tế (Ảnh sưu tầm)   Với mong muốn phát huy những kết quả đạt được, khai thác tiềm năng lợi thế vùng đất Tổ phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, trong thời gian tới, du lịch Phú Thọ cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể, thiết thực,đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững sau: Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, vị trí quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành tập trung triển khai các giải pháp đẩy nhanh phục hồi du lịch trong tình hình mới, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Hai là, triển khai thực hiện Phương án phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ trong Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo hiệu quả. Ba là, Tiếp tục tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng và phát triển các khu, điểm, sản phẩm du lịch theo Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025. Hướng dẫn UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tập trung nguồn lực xây dựng các khu, điểm du lịch và thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch. Bốn là, Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dịch vụ tại các điểm đến, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương, các đơn vị lữ hành xây dựng chương trình phát triển sản phẩm du lịch mới. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, thi nghề du lịch… nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Tích cực triển khai các giải pháp thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, số hóa dữ liệu du lịch. Năm là, Tổ chức các chương trình, sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế trên địa bàn tỉnh nhằm kích cầu hoạt động du lịch, xây dựng thương hiệu Du lịch Đất Tổ; triển khai có hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 và các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch và tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Với phương châm quyết liệt, chủ động, thực chất và hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và người dân,tỉnh Phú Thọ đã và đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển; khai thác tiềm năng lợi thế vùng đất Tổ, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm với phương châm “Sản phẩm đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, thủ tục thuận tiện, đơn giản, giá cả cạnh tranh, môi trường vệ sinh sạch đẹp, điểm đến an toàn - văn minh”, đẩy nhanh tốc độ phục hồi, phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./. Dương Nhị Hà - Trưởng phòng Phát triển tài nguyên du lịch  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ